Năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức bỏ điểm sàn đại học (điểm ngưỡng đầu vào). Liệu chuyện này có khiến việc tuyển sinh trở nên “loạn lạc” hay không?

Theo các tin tuyển sinh đã công bố, năm nay, 2018, Bộ Giáo dục sẽ loại bỏ điểm ngưỡng xét tuyển đầu vào cho các trường đại học, cao đẳng, trừ hệ Sư phạm. Các trường sẽ tự đưa ra mức điểm sàn riêng và công khai trên trang thông tin điện tử của trường cũng như với Bộ Giáo dục trước khi các thí sinh điều chỉnh nguyện vọng. Việc này đã tạo nên một “thế trận” mới cho kỳ tuyển sinh năm nay.

Tuyển sinh vô tội vạ

Theo nhiều chuyên gia tuyển sinh, việc loại bỏ điểm sàn khiến các trường đại học, cao đẳng có thể hạ mức điểm, tuyển sinh ồ ạt bất chấp năng lực các thí sinh để thu hút nhiều sinh viên về trường mình, tạo nguồn thu nhập. Thậm chí, có khi chỉ 10 điểm 3 môn cũng có thể dễ dàng chọn cho mình một trường đại học. Nhà trường có nguy cơ trở thành một chiếc máy bán bằng cấp rẻ tiền.

Kết quả hình ảnh cho thí sinh

Các thí sinh có thể dễ dàng vào một trường dại học dù điểm thấp

Thực tế, đã có hơn 100 trường đại học thông báo xét tuyển bằng học bạ THPT, với điều kiện trúng tuyển vô cùng khiêm tốn. Hàng loạt trường xét tuyển thêm các tổ hợp Văn – Sử – Địa, Sử – Địa – GDCD hay Văn – Sử – GDCD cho các ngành liên quan đến kinh tế như marketing, quản trị kinh doanh…(!??. Thậm chí cả các ngành ngôn ngữ, cơ khí, công nghệ thông tin… cũng tuyển sinh thêm khối Khoa học xã hội.

Việc xét tuyển tràn lan theo xu hướng xã hội như vậy dễ gây “loạn”, khó kiểm soát đối với chất lượng đầu vào. Thông thường, với một ngành học bắt buộc có ít nhất một đến hai môn thi trong bài thi tổ hợp là môn kiến thức nền tảng. Nếu xét tuyển cả những tổ hợp không liên quan thì sẽ mất nhiều hơn là được. Các trường đại học tuy tự chủ nhưng vẫn cần có sự giải trình thỏa đáng với Bộ Giáo dục về chuyện các môn thi trong tổ hợp dùng để xét tuyển có phù hợp với ngành xét tuyển hay không. Những tổ hợp “lạ” sẽ bị xã hội quan tâm và nghi ngờ chất lượng đào tạo của trường. Hy vọng các thí sinh theo dõi tin tuyển sinh của các trường kỹ càng hơn để có lựa chọn chính xác.

Điểm chuẩn thuộc top dưới – nguy cơ loạn

Bên cạnh những ngành xưa nay luôn có điểm chuẩn ở mức tương đối ổn định và cao như An ninh, Cảnh sát, Y… thì theo dự đoán, điểm chuẩn năm nay sẽ giảm khoảng 3 – 5 điểm so với năm trước. Do đề thi khó nên phổ điểm thấp hơn, dẫn đến điểm chuẩn cũng sẽ giảm. Dự kiến, điểm chuẩn khối A, A1 và D sẽ giảm mạnh vì theo đánh giá của nhiều giáo viên, đề Toán lẫn đề Tiếng Anh năm nay sẽ không có nhiều điểm cao.

Kết quả hình ảnh cho thí sinh

Điểm chuẩn các trường đại học dự đoán sẽ giảm mạnh

Những trường thuộc top giữa và top trên có thể sẽ vẫn ổn định. Để đảm bảo chất lượng, uy tín đào tạo, thậm chí thương hiệu của trường, các trường sẽ đảm bảo ngưỡng chất lượng đầu vào kỹ càng và chính xác. Nhưng với các trường top dưới, việc bỏ điểm sàn chắc chắn sẽ gây loạn. Các trường sẽ thi nhau giảm điểm để thu hút các thí sinh. Thầy Trung, giảng viê Cao đẳng Y Dược Nha Trang nhận xét: “Bộ Giáo dục bỏ điểm sàn là thể hiện sự tự chủ trong tuyển sinh của các trường đại học. Thế nhưng các trường kém uy tín sẽ nhân cơ hội giảm điểm để có nhiều thí sinh hơn, ngưỡng chất lượng đầu vào không đảm bảo”.

Có thể nói, mùa tuyển sinh năm nay cũng sẽ tương đối có nhiều sự bất ổn. Các thí sinh cần cân nhắc thật kỹ càng trước khi thay đổi nguyện vọng của mình.

Rate this post