M&A là gì? Xu hướng M&A tại Việt Nam như thế nào? Những vấn đề có liên quan đến hoạt động M&A được rất nhiều người đặc biệt quan tâm đến và cùng nhau bàn luận. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp những thông tin liên quan, quý độc giả hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Mục Lục

Giải thích M&A là gì?

M&A được viết tắt của 2 cụm từ đó là Mergers – Sáp nhập và Acquisitions – Mua lại. Còn hoạt động M&A đó chính là hoạt động giành được quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua hình thức sáp nhập hoặc mua lại một phần hay là toàn bộ doanh nghiệp khác. Mục đích của một thương vụ M&A sẽ không đơn giản chỉ là sở hữu cổ phần, để tham gia và quyết định từng vấn đề quan trọng, tác động đến hoạt động kinh doanh, hoạt động quản trị của từng doanh nghiệp bị sáp nhập hoặc mua lại.

Khái niệm M&A là gì?

>>> Giải thích rõ về khái niệm sống ảo là gì

Mergers – Sáp nhập: đó chính là mức độ liên kết giữa từng doanh nghiệp có cùng quy mô, cho ra đời một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân mới. Theo đó, tất cả tài sản, lợi ích chung cũng như quyền hoặc là nghĩa vụ của doanh nghiệp bị sáp nhập, hoặc bị mua lại sẽ “về tay” doanh nghiệp sáp nhập.

Acquisitions – Mua lại: hình thức một doanh nghiệp lớn sẽ mua lại các doanh nghiệp nhỏ, yếu hơn và doanh nghiệp mua vẫn giữ tư cách pháp nhân cũ. Doanh nghiệp mua lại được quyền sở hữu hợp pháp đối với từng doanh nghiệp được mua.

Vai trò của M&A sẽ giúp cho từng doanh nghiệp được mở rộng thị phần, sẽ tăng hiệu quả về kinh doanh, cơ cấu lại số lượng nhân lực phù hợp hơn, sẽ cắt giảm được mức chi phí phát sinh không cần thiết, tận dụng công nghệ được chuyển giao,…

Liệt kê các xu hướng M&A tại Việt Nam

Theo như những thống kê ở trên 4.000 thương vụ, với tổng giá trị mua bán, sáp nhập đạt đến 48.8 tỷ USD được thực hiện trong giai đoạn 2009 – 2018. Dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp đến mọi người về các xu hướng M&A tại Việt Nam bao gồm:

Danh sách các xu hướng M&A Việt Nam hiện nay

>>> Tìm hiểu những thông tin liên quan đến xu hướng 4.0

ThaiBev và Sabeco

Đây cũng là một trong số các xu hướng M&A tại Việt Nam, theo đó thương vụ M&A giữa ThaiBev – Là một trong số các công ty nước giải khát lớn tại khu vực Đông Nam Á, bên cạnh đó công ty giải khát lớn nhất tại Thái Lan với Tổng Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn. Đây được xem là thương vụ M&A lớn bậc nhất Việt Nam của ngành Bia Châu Á với giá trị 4.8 tỷ USD từ việc ThaiBev mua lại 53,59% cổ phần của Sabeco.

Đây được xem là bước đi nhằm chiếm lĩnh thị trường Việt Nam của những “ông lớn ngành giải khát” Thái Lan khi Sabeco chính là thương hiệu bia nổi tiếng Việt Nam với 41% thị phần.

GIC Private Limited và Vinhomes

Thời điểm vào tháng 4/2018, quỹ đầu tư GIC Private Limited của Chính phủ Singapore cũng đã hoàn thành xong thương vụ M&A với Vinhomes – Một công ty thành viên khác thuộc Tập đoàn Vingroup, giá trị thương vụ tầm khoảng 1.3 tỷ USD. Theo như nhận định thì đây chính là thương vụ lớn ở trong lĩnh vực Bất động sản đầu năm nay. GIC đã thực hiện thương vụ được diễn ra với 2 hình thức đó là đầu tư mua cổ phần của Vinhomes, cung cấp một công cụ nợ cho Vinhomes nhằm thực hiện từng dự án. Credit Suisse (Singapore) Limited chính là đơn vị tư vấn đối với thương vụ này.

Central Group – Big C

Central Group – Tập đoàn đến từ Thái Lan đã đầu tư 1.14 tỷ USD nhằm để sở hữu Big C Việt Nam vào quý 2/2016 nhằm thâu tóm được thị phần mảng bán lẻ ở Việt Nam. Thời điểm trước đó, Central Group mua lại tỷ lệ cổ phần chi phối với Nguyễn Kim, hệ thống phân phối hàng hóa điện tử, tiếp đó Nguyễn Kim chính là đơn vị mua lại Zalora Việt Nam.

Danh sách các thương vụ M&A đối với ngành khách sạn ở Việt Nam

* Công ty điện tử Hanuel Hà Nội đã mua lại 70% cổ phần khách sạn 5 sao Deawoo

Theo đó, giá trị đối với thương vị này vẫn không được tiết lộ. Khách sạn Deawoo thuộc vào quyền sở hữu của doanh nghiệp Hàn Quốc. Khách sạn này sẽ nằm trong vị trí đắc địa, tại ngã tư Kim Mã, Liễu Giai và cạnh công viên Thủ Lệ.

* Tập đoàn BRG mua lại khách sạn Hilton Opera Hà Nội

Thương vụ mua lại khách sạn Hilton Opera Hà Nội chỉ được thông bao sau khi đã hoàn tất. Tập đoàn BRG đã giành được quyền sở hữu khách sạn Hilton từ phía những đối tác của Đức và Áo.

* Tập đoàn Sovico đã mua lại khu resort 5 sao Furama Đà Nẵng, Ana Mandara và An Lâm Ninh Vân Bay

Thời điểm Furama đã được chuyển gia sang cho phía Tập đoàn Sovico, đa phần toàn bộ những khách sạn 5 sao từ Bắc đến Nam đều do phía những tập đoàn nước ngoài quản lý. Tập đoàn Sovico góp vốn bằng quyền sử dụng đất sẵn có. Tiếp theo, tập đoàn này cũng đã thâu tóm thêm 2 khu nghỉ dưỡng ở Nha Trang đó là Ana Mandara và An Lâm Ninh Vân Bay.

* Công ty Cổ phần Du lịch Thiên Minh mua lại hệ thống khách sạn, khu nghỉ dưỡng tại Victoria ở Việt Nam và Campuchia

Theo đó, chuối 6 khách sạn – khu nghỉ dưỡng Victoria được phía Công ty Thiên Minh mua lại bao gồm: 

  • Victoria Hội An Beach Resort & Spa; 
  • Victoria Cần Thơ Resort; 
  • Victoria Phan Thiết Beach Resort & Spa; 
  • Victoria Sapa Resort & Spa; 
  • Victoria Châu Đốc Hotel;
  • Victoria Angkor Resort & Spa (Campuchia).

* Mường Thanh mua lại khách sạn Phương Đông

Phía nhà đầu tư khách sạn Mường Thanh đã mua lại 53.4% cổ phần của khách sạn Phương Đông.

Lời kết

Toàn bộ những thông tin ở trên nhằm giúp cho mọi người được hiểu rõ hơn về xu hướng M&A tại Việt Nam hiện nay. Để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích khác, các bạn hãy thường xuyên truy cập vào chuyên trang thông tin điện tử này nhé!

Rate this post