Khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, không nên uống đồ uống có quá nhiều đường. Vì đồ uống có nhiều đường sẽ gây tổn hại đến sức khỏe, làm cho các bệnh như tiểu đường, béo phì… sớm phát triển.

Đồ uống có đường có thể mang lại cảm giác sảng khoái, ngon miệng hơn và ăn được nhiều hơn, nhất là các đồ nướng, rán. Tuy nhiên, đồ uống có đường sẽ dư thừa năng lượng dẫn đến tích lũy mỡ, rối loạn chuyển hóa, là nguy cơ cho các bệnh không lây nhiễm như thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, loãng xương, những biến chứng nặng nề là tim mạch, nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong đời sống hiện nay, chiếm tới 33% trong tổng số 73% nguyên nhân tử vong hàng năm, Đại diện Tổ chức Y tế thế giới cho hay.

Đồ uống có nhiều đường có lợi cho sức khỏe?

Hệ lụy của lạm dụng đồ uống có đường đến sức khỏe

Tại hội thảo, đại diện tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam nhấn mạnh, tiêu thụ quá nhiều đường là nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh béo phì và tiểu đường của trẻ. Thừa cân và béo phì ở trẻ em là một trong những thách thức không nhỏ trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng của thế kỷ 21. Ước tính trên 41 triệu trẻ em trên thế giới bị thừa cân béo phì. Trẻ bị béo phì đối mặt với nhiều nguy cơ về bệnh tật. Béo phì gây tiểu đường và bệnh tim mạch, tăng huyết áp.

Ở Việt Nam, theo ước tính của Tổ chức y tế thế giới cho thấy, trong những năm gần đây, tỷ lệ thừa cân béo phì đã gia tăng đáng kể bởi người dân đã uống quá nhiều nước ngọt. Bệnh thừa cân tăng từ 10,2% vào năm 2002 lên 18,3% năm 2016, tương đương với mức tăng 68%. Độ tuổi bắt đầu từ 5 đến 19 tuổi ở cả hai giới có mức tăng cao hơn, từ 2,6% năm 2002 lên đến 9,7% vào năm 2016.

Hiện tại, tỷ lệ người trưởng thành ở nước ta bị thừa cân, béo phì chiếm khoảng 25% dân số. Đáng chú ý là tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị béo phì tăng nhanh từ 0,6% năm 2000 lên khoảng 6% hiện nay. Cá biệt, tại thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị béo phì chiếm lên tới 10%.

Trước thực trạng gia tăng bệnh tật do tiêu thụ nhiều đồ uống có đường, Tiến sĩ Jun Nakagawa – Phó Trưởng đại diện tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam khuyến cáo rằng, nhằm giảm mức tiêu thụ quá nhiều đường và ngăn nạn dịch béo phì, tiểu đường thì Việt Nam cần đánh thuế đồ uống có đường cao hơn nữa. Đây là biện pháp hiệu quả nhằm giảm tiêu thụ đường. Bằng chứng cho thấy đánh thuế vào đồ uống có đường làm tăng giá đồ uống lên 20% sẽ đem lại kết quả giảm lượng tiêu thụ khoảng 20%.

Bên cạnh đó, cần hạn chế quảng cáo đồ uống có đường cho trẻ em, giáo dục nâng cao nhận thức về ảnh hưởng có hại của việc tiêu thụ đồ uống có đường, giúp làm thay đổi thói quen tiêu thụ quá nhiều đồ uống có đường Hiện nay trên thế giới đã có hơn 40 quốc gia đã áp dụng biện pháp đánh thuế đồ uống có đường, trong đó ở khu vực Đông Nam Á như Lào và Campuchia đã thực hiện biện pháp này.

5/5 - (1 bình chọn)